- Va chạm giao thông: 10.293 vụ (chiếm 51,1%), làm 11.428 người bị thương (chiếm 66,7 %), gây thiệt hại ước tính 24.243,25 triệu đồng. So với năm 2016 giảm 2.546 vụ, giảm 3.353 người bị thương.
- TNGT ít nghiêm trọng: 1.815 vụ (chiếm 9,0%), làm 2.539 người bị thương (chiếm 14,8%), gây thiệt hại ước tính 7.763,3 triệu đồng. So với năm 2016 giảm 75 vụ, giảm 90 người bị thương.
- TNGT nghiêm trọng: 7.511 vụ (chiếm 37,3%), làm chết 7.286 (chiếm 86,7%), bị thương 2.738 người (chiếm 16,0%), gây thiệt hại về tài sản ước tính 29.033 triệu đồng. So với năm 2016 đã giảm 262 vụ, giảm 340 người chết, giảm 116 người bị thương.
- TNGT rất nghiêm trọng: 455 vụ (chiếm 2,3%), làm chết 880 người (chiếm 10,5%), bị thương 272 người (chiếm 1,6%), thiệt hại tài sản ước tính 7.529,2 triệu đồng. So với năm 2016 đã giảm 22 vụ, giảm 55 người chết, giảm 15 người bị thương.
- TNGT đặc biệt nghiêm trọng: 62 vụ (chiếm 0,4%), làm chết 199 người (chiếm 2,9%), bị thương 189 người (chiếm 0,9%), thiệt hại tài sản ước tính 1.898 triệu đồng. So với năm 2016 giảm 7 vụ, tăng 03 người chết, giảm 33 người bị thương.
Như vậy trung bình mỗi ngày trên cả nước xảy ra 55 vụ TNGT, làm chết 22 người và làm bị thương 47 người.  Hầu hết các địa phương TNGT đường bộ giảm trên cả 03 tiêu chí. Trong đó:
10 địa phương xảy ra TNGT nhiều nhất gồm: TP.  Hồ Chí Minh: 3.888 vụ, làm chết 705 người, bị thương 2.961 người; Bình Dương: 1.862 vụ, làm chết 324 người, bị thương 1.977 người; Hà Nội: 1.424 vụ, làm chết 562 người, bị thương 1.124 người; Bà Rịa - Vũng Tàu: 765 vụ, làm chết 258 người, bị thương 855 người;
Quảng Ngãi: 596 vụ, làm chết 143 người, bị thương 739 người; Thanh Hóa: 547 vụ, làm chết 158 người, bị thương 456 người; Bình Thuận: 498 vụ, làm chết 223 người, bị thương 401 người; Đăk Lăk: 492 vụ, làm chết 268 người, bị thương 414 người; Thừa Thiên Huế: 470 vụ, làm chết 128 người, bị thương 438 người; Gia Lai: 410 vụ, làm chết 244 người, bị thương 473 người.

10 địa phương để xảy ra TNGT ít nhất gồm: Hà Giang: 35 vụ, làm chết 44 người, bị thương 17 người; Vĩnh Phúc: 44 vụ, làm chết 36 người, bị thương 45 người; Điện Biên: 46 vụ, làm chết 31 người, bị thương 40 người; Bạc Liêu: 52 vụ, làm chết 36 người, bị thương 38 người; Bắc Kạn: 54 vụ, làm chết 21 người, bị thương 75 người; Kon Tum: 72 vụ, làm chết 76 người, bị thương 62 người; Lạng Sơn: 74 vụ, làm chết 58 người, bị thương 41 người; Lai Châu: 74 vụ, làm chết 40 người, bị thương 92 người; Cao Bằng: 91 vụ, làm chết 43 người, bị thương 98 người; An Giang: 99 vụ, làm chết 90 người, bị thương 49 người.

Phân tích 19.798 vụ TNGT của Cục CSGT cho thấy các vụ TNGT nổi lên một số đặc điểm cụ thể như sau:
  • Tuyến đường xảy ra tai nạn
Số liệu phân tích cho thấy TNGT xảy ra trên các tuyến đường nội thị chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Đặc biệt trong thời gian gần đây số vụ TNGT xảy ra trên đường nông thôn cũng có xu hướng tăng và chiếm tỉ lệ tương đối cao. Cụ thể: Đường cao tốc: 103 vụ, chiếm 0,6%; Đường quốc lộ: 5.961 vụ, chiếm 33,9%; Đường tỉnh lộ: 2.319 vụ, chiếm 13,2%; Đường nội thị: 7.069 vụ, chiếm 40,2%; Đường nông thôn: 1.783 vụ, chiếm 10,1%; Khác: 356 vụ, chiếm 2,0%.
  • Theo phương tiện gây tai nạn
Phương tiện lưu thông trên các tuyến đường ở nước ta hiện nay chủ yếu là xe mô tô, xe gắn máy và xe ô tô. Do đó, phương tiện gây tai nạn chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là mô tô, xe gắn máy và ô tô, trong đó mô tô, xe gắn máy: 12.452 vụ, chiếm 69,9%;  Ô tô: 4.347 vụ, chiếm 24,4%; Khác: 1.013 vụ, chiếm 5,7%.

- Giới tính của người bị TNGT
Cụ thể: Nam giới: 15.234 trường hợp, chiếm 89,8%; Nữ giới: 1.725 trường hợp, chiếm 10,2%. Trong đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình TNGT ở nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn là do tình trạng vi phạm quy đình nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

- Độ tuổi của người bị TNGT
Như vậy, độ tuổi từ 27 đến 55 và từ 18 - 27 bị TNGT chiếm tỉ lệ cao nhất. Các độ tuổi khác chiếm tỉ lệ nhỏ hơn. Cụ thể: Dưới 18 tuổi: 1.108 trường hợp, chiếm 6,5%; Từ 18 đến 27 tuổi: 5.521 trường hợp, chiếm 32,2%; Từ 27 đến 55 tuổi: 8.513 trường hợp, chiếm 49,7%; Trên 55 tuổi: 2.004 trường hợp, chiếm 11,7%.
  • Thời gian xảy ra TNGT
Số liệu phân tích cho thấy, từ 12h - 18h và 18h - 24h là khoảng thời gian xảy ra TNGT nhiều nhất trong ngày. Đây là thời gian kết thúc ngày lao động nên mật độ phương tiện trên các tuyến đường thường tăng đột biến. Hơn nữa nhiều người tham gia giao thông có thói quen gặp gỡ, sử dụng rượu, bia sau giờ làm rồi điều khiển phương tiện khi đã ở trong trạng thái tinh thần không còn tỉnh táo, không làm chủ được phương tiện nên dễ gây ra các vụ TNGT đáng tiếc. Không những vậy điều kiện chiếu sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các phương tiện vào ban đêm. Tuy nhiên thực tế hiện nay trên nhiều tuyến đường, điều kiện chiếu sáng chưa được đảm bảo do đó các vụ TNGT thường xảy ra với tỉ lệ cao hơn ở khung thời gian này. Các khung thời gian khác ít hơn, trong đó từ 0h - 6h chiếm tỉ lệ thấp nhất. Cụ thể: từ 0h - 6h: 1.794 vụ, chiếm 10,6%; từ 6h - 12h: 3.086 vụ, chiếm 18,3%; từ 12h - 18h: 5.238 vụ, chiếm 31,0%; từ 18h - 24h: 6.779 vụ, chiếm 40,1%.

- Theo nguyên nhân gây ra TNGT:
Kết quả phân tích cho thấy nguyên nhân gây ra tai nạn gồm:
+ Đi không đúng làn đường, phần đường quy định: 4.016 vụ, chiếm 25,3%;
+ Không chấp hành quy định về tốc độ: 1.476 vụ, chiếm 9,3%;
+ Chuyển hướng không đúng quy định: 1.536 vụ, chiếm 9,7%;
+ Vượt xe không đúng quy định: 968 vụ, chiếm 6,1%;
+ Do quy trình thao tác lái xe: 1.287 vụ, chiếm 8,1%;
+ Sử dụng rượu bia có nồng độ cồn vượt mức quy định: 335 vụ, chiếm 2,1%;
+ Do người đi bộ: 457 vụ, chiếm 2,9%;
+ Tránh xe không đúng quy định: 383 vụ, chiếm 2,4%;
+ Do không có GPLX: 193 vụ, chiếm 1,2%;
+ Không chấp hành báo hiệu đường bộ: 105 vụ, chiếm 0,7%;
+ Dừng đỗ không đúng quy định: 86 vụ, chiếm 0,5%;
+ Không đảm bảo kỹ thuật an toàn phương tiện: 49 vụ, chiếm 0,3%;
+ Do công trình giao thông: 39 vụ, chiếm 0,2%;
+ Nguyên nhân khác: 3.940 vụ, chiếm 24,8%.

        Kết quả phân tích ở trên cho thấy, các hành vi vi phạm do người điều khiển phương tiện như: đi không đúng làn đường, phần đường quy định, không chấp hành quy định về tốc độ, chuyển hướng không đúng quy định, vượt xe không đúng quy định, do quy trình thao tác lái xe… là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNGT. Vì vậy, để giảm thiểu TNGT trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm vấn đề nâng cao kỹ năng, kiến thức pháp luật, ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông. Đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các chuyên đề xử lý vi phạm trên từng địa bàn, tuyến trọng điểm nhằm giảm thiểu TNGT xảy ra như: chuyên đề về phần đường, làn đường, tốc độ của các phương tiện, nồng độ cồn của người điểu khiển… Ngoài nguyên nhân do ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế thì nguyên nhân do sự bất cập của kết cấu hạ tầng GTĐB cũng là tác nhân không nhỏ gây ra các vụ TNGT đường bộ. Lưu lượng giao thông ngày càng tăng nhanh, đường hẹp, thiếu các thiết bị an toàn, tình hình đấu nối vào quốc lộ với mật độ cao, các giao cắt cùng mức, tình hình lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ vẫn còn diễn biến phức tạp… là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình, đặc điểm TNGT trong thời gian qua.
Ngoài các đặc điểm nói trên, tiến hành phân tích các vụ TNGT đường bộ đã nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục CSGT cho thấy TNGT ở nước ta trong năm 2017 còn có một số đặc điểm sau:
  • Điều kiện chiếu sáng công cộng tại nơi xảy ra TNGT (phân tích 3.980 vụ)
Điều kiện chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của người và phương tiện tham gia giao thông nhất là trong điều kiện trời tối, thời tiết xấu. Do đó, các vụ TNGT xảy ra tại các địa bàn, tuyến đường không có đèn chiếu sáng chiếm tỉ lệ tương đối cao. Cụ thể:
+ Tại nơi có đèn chiếu sáng công cộng: xảy ra 2.348 vụ (chiếm 61,3%), chết 773 người, bị thương 1.999 người;
+ Tại nơi không có đèn chiếu sáng công cộng: xảy ra 1.463 vụ (chiếm 36,8%), chết 753 người, bị thương 1197 người;
+ Chưa rõ điều kiện chiếu sáng công cộng: xảy ra 79 vụ (chiếm 2,4%), chết 49 người, bị thương 57 người.
  • Theo dạng đường nơi xảy ra tai nạn (phân tích 6.504 vụ)
Các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường có dạng thẳng - phẳng thường di chuyển với tốc độ cao hơn so với các dạng đường khác. Đồng thời người điều khiển phương tiện trên các tuyến đường có dạng cong cua thường bị hạn chế tầm nhìn. Do đó TNGT chủ yếu xảy ra trên các tuyến đường này. Cụ thể:
+ Đường thẳng - phẳng: xảy ra 5.796 vụ, chết 2.529 người, bị thương 4.563 người;
+ Đường cong cua: xảy ra 439 vụ, chết 265 người, bị thương 365 người;
+ Đường thẳng - phẳng - cầu:  xảy ra 95 vụ, chết 22 người, bị thương 55 người;
+ Đường thẳng - phẳng hầm:  xảy ra 10 vụ, bị thương 7 người;
+ Trên cầu: xảy ra 11 vụ, chết 4 người, bị thương 12 người;
+ Đường cong cua - cầu: xảy ra 02 vụ, bị thương 02 người;
+ Đường cong cua - cầu: xảy ra 02 vụ, bị thương 02 người;
+ Đường đèo dốc: xảy ra 63 vụ, chết 45 người, bị thương 51 người;
+ Đường đèo dốc - cầu: xảy ra 12 vụ, chết 5 người, bị thương 5 người;
+ Đường thẳng - gồ ghề: xảy ra 75 vụ, chết 49 người, bị thương 52 người;
+ Đường thẳng - gồ ghề - cầu: xảy ra 01 vụ;
+ Đường thẳng - gồ ghề: xảy ra 75 vụ, chết 49 người, bị thương 52 người.

   - Mặt đường nơi xảy ra tai nạn (phân tích 6.494 vụ)
+ Bê tông nhựa: 6.139 vụ, chết 2.725 người, bị thương 4.850 người;
+ Bê tông xi măng: 290 vụ, chết 145 người, bị thương 237 người;
+ Đường đá: 30 vụ, chết 15 người, bị thương 23 người;
+ Đường đất: 35 vụ, chết 30 người, bị thương 32 người.
Như vậy, TNGT xảy ra trên các tuyến đường bê tông nhựa chiếm tỉ lệ chủ yếu với 94,53%.

         - Tình trạng mặt đường tại thời điểm xảy ra tai nạn (phân tích 6.164 vụ)
         Thực tế cho thấy, TNGT xảy ra chủ yếu tại những nơi có mặt đường khô, và mặt đường ướt, trơn trượt. Bên cạnh đó, đã xảy ra một số vụ TNGT do mặt đường đang thi công, sửa chữa. Vì vậy, các cơ quan chức năng, nhà thầu xây dựng cần tăng cường công tác quản lý, bám sát các hoạt động thi công trên đường để giảm thiểu tối đa các vụ TNGT xảy ra. Cụ thể:
+ Mặt đường khô: 5.722 vụ, chết 2527 người, bị thương 4.542 người;
+ Mặt đường ướt, trơn trượt: 407 vụ, chết 182 người, bị thương 319 người;
+ Mặt đường sình lầy: 02 vụ;
+ Mặt đường ngập nước: 6 vụ, chết 02 người, bị thương 04 người;
+ Mặt đường đang thi công, sửa chữa: 14 vụ, chết 8 người, bị thương 9 người;
+ Mặt đường khác: 13 vụ, chết 6 người, bị thương 9 người.

- Hình thức va chạm (phân tích 7.609 vụ)
+ Xe va chạm với xe: 6.098 vụ, chết 2.807 người, bị thương 4.948 người;
+ Người va chạm với xe: 794 vụ, chết 428 người, bị thương 537 người;
+ Phương tiện tự gây tai nạn: 606 vụ, 279 người chết, bị thương 328 người;
+ Trường hợp khác: 111 vụ, 68 người chết, bị thương 56 người.

        - Theo chiều đường (phân tích 5.674 vụ)
+ Đường một chiều: 636 vụ, chết 148 người, bị thương 380 người;
+ Đường hai chiều: 3.855 vụ, chết 1.853 người, bị thương 3.176 người;
+ Đường đôi có giải phân cách ở giữa: 993 vụ, chết 392 người, bị thương 730 người;
+ Đường đôi có vạch dọc liền ở giữa: 190 vụ, chết 61 người, bị thương 184 người.

       - Điều kiện thời tiết (phân tích 6.132 vụ)
Kết quả phân tích 6.132 vụ TNGT cho thấy:
+ Nắng: 2.052 vụ, chết 920 người, bị thương 1.513 người;
+ Đêm tối: 2.026 vụ, chết 908 người, bị thương 1.706 người;
+ Râm: 1.738 vụ, chết 692 người, bị thương 1.399 người;
+ Mưa, lũ lụt: 216 vụ, chết 119 người, bị thương 143 người;
+ Đêm tối, mưa gió: 85 vụ, chết 27 người, bị thương 70 người;
+ Sương mù: 11 vụ, chết 7 người, bị thương 7 người;
+ Bão gió: 04 vụ, chết 01 người, bị thương 02 người.

Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ, với sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, địa phương và sự đồng thuận, chia sẻ của người dân, tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực. So với năm 2016 tai nạn giao thông giảm trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi toàn quốc vẫn còn diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn vẫn ở mức cao, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông giảm chậm, nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe container; tai nạn trên địa bàn nông thôn vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy, trong năm 2018 để tiếp tục kéo giảm TNGT đường bộ ở nước ta, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự ủng hộ của các cơ quan tổ chức, đoàn thể và tầng lớp nhân dân; lực lượng CSGT cả nước cần nắm vững tình hình, đặc điểm TNGT tại địa phương để từ đó tiếp tục tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp với các lực lượng nhằm từng bước xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến TNGT góp phần bảo đảm TTATGT tại địa phương và cả nước.
  Trung tá, TS. Lê Huy Trí
Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm nghiên cứu ATGT
 
[1] Số liệu của Cục CSGT thống kê từ ngày 16/11/2016 đến ngày 15/11/2017