Hội thảo có sự tham dự của đại biểu các bộ, ban, ngành, tổ chức phi chính phủ, hiệp hội và diễn đàn: đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Đường bộ - Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Luật Hà Nội, Tổ chức Vận động y tế toàn cầu (GHAI), Hội An toàn giao thông Việt Nam, Diễn đàn An toàn giao thông Việt Nam, Ban Quản trị Diễn đàn Cộng đồng Ô tô, xe máy Việt Nam…
Về phía Bộ Công an có lãnh đạo Công an các đơn vị trực thuộc Bộ, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Giám đốc Học viện CSND, các đồng chí chuyên gia cao cấp cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện.
Đại tá, TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện báo cáo đề dẫn Hội thảo
Đại tá, TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện báo cáo đề dẫn Hội thảo
Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là một khâu của công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông và có quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Quản lý người điều khiển phương tiện giao thông thực chất là nhằm bảo vệ các quyền con người, bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH diễn ra trong môi trường giao thông.
TS Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội thảo
TS Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội thảo
Hiện nay, chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đang giao cho 3 Bộ thực hiện là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Ngành Công an được giao nhiệm vụ chính thực hiện chức năng bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH bao gồm TTATGT. Tuy nhiên, việc quản lý người điều khiển phương tiện hiện nay đang bị chia cắt, nhiệm vụ quản lý người điều khiển phương tiện đang do cơ quan quản lý về kinh tế - kỹ thuật thực hiện, trong khi cơ quan chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn chỉ quản lý hành vi chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, dẫn đến hiệu quả quản lý sau khi cấp giấy phép lái xe rất hạn chế, không quy được trách nhiệm chính cho cơ quan nào, việc kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông gặp nhiều khó khăn.
GS. TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam tham luận tại Hội thảo
GS. TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam tham luận tại Hội thảo
Trước thực tế đó, việc tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc chuyển chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an” sẽ góp phần bổ sung, làm rõ thêm luận cứ khoa học của đề xuất chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an; nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm quốc tế về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; đồng thời lắng nghe các ý kiến của các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học, các trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe và nhân dân về quản lý nhà nước về vấn đề này.
Trung tướng, GS. TS Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh tham luận tại Hội thảo
Trung tướng, GS. TS Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh tham luận tại Hội thảo
Hội thảo đã nhận được 60 báo cáo tham luận của các đồng chí lãnh đạo Bộ, Ban, ngành trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài ngành Công an. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá thực trạng tình hình TTATGT đường bộ liên quan đến người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; đánh giá các tác động của việc chuyển chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an; đưa ra những kiến nghị, đề xuất liên quan đến vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian tới.
GS. TS Phạm Quang Minh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tham luận tại Hội thảo
GS. TS Phạm Quang Minh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tham luận tại Hội thảo
Các ý kiến tham luận tại Hội thảo đều thống nhất đề xuất chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an nhằm phát huy vai trò quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; phát huy vai trò, trách nhiệm, quyền làm chủ của nhân dân, đem lại lợi ích thực sự cho nhân dân trong lĩnh vực này, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc thực thi pháp luât về TTATGT, góp phần lớn trong ổn định tình hình TTATGT, TTATXH với mục tiêu vì con người và phát triển xã hội bền vững.
Thiếu tướng, GS. TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện CSND phát biểu tại Hội thảo
Thiếu tướng, GS. TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện CSND phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thiếu tướng, GS. TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện CSND đánh giá cao các bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo và các ý kiến tham luận tại hội thảo đã thể hiện rõ sự tâm huyết, trách nhiệm của các nhà khoa học, các nhà quản lý và cán bộ hoạt động thực tiễn trong và ngoài lực lượng CAND.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp tâm huyết, có giá trị cao cả về lý luận và thực tiễn của các đại biểu, Thiếu tướng, GS. TS Trần Minh Hưởng khẳng định, Ban tổ chức sẽ khẩn trương tập hợp để xây dựng báo cáo Lãnh đạo Bộ, đề xuất tham mưu với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội về việc chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an.
PV
Nguồn: hvcsnd.edu.vn