Tắc đường ở Jakarta. (Nguồn: Tempo)
Theo tính toán của Cơ quan Kế hoạch Phát triển Quốc gia (Bappenas), thiệt hại này được xác định trên cơ sở thực trạng nạn ùn tắc giao thông ở các khu vực như Jabodetabek, Jakarta, Bogor, Depok, Tangerang và Bekasi.
Ông Jokowi nhận định đây là khoản thiệt hại lớn, nếu được phân bổ cho các dự án hạ tầng giao thông thì có thể tạo nguồn lực phát triển các phương thức vận tải thay thế trong nội đô và xung quanh Jakarta, nhất là hệ thống giao thông công cộng.
Ngoài ra, số tiền này nếu được tích lũy trong 5 năm sẽ đủ để phát triển hệ thống vận tải đường sắt nhẹ (LRT) hoặc hệ thống tàu điện ngầm.
Như vậy, để phát triển trong tương lai, Indonesia cần quan tâm hơn đến vấn đề tắc nghẽn giao thông, ông Jokowi cho rằng Indonesia phải quyết tâm bắt đầu thiết kế hệ thống giao thông tối ưu theo cách có thể giải quyết sớm được các vấn đề liên quan đến ùn tắc.
Hiện nay, hàng ngày thủ đô Jakarta có tới 9,9 triệu các loại xe ô tô, xe máy, xe tải và các phương tiện khác lưu thông trên đường phố, trong đó có gần 2 triệu phương tiện giao thông đến từ các thành phố lân cận ở Tây Java và Banten.
Lưu lượng xe quá lớn dẫn đến nạn ùn tắc giao thông khá nghiêm trọng, có khi phải mất từ 2-3 giờ để di chuyển quãng đường 40 km trong phạm vi các khu vực xung quanh thủ đô Jakarta.
70% mức ô nhiễm không khí của thành phố bắt nguồn từ xe cộ và trung bình mỗi người dân ở Jakarta phải sử dụng tới 10 năm trong đời để tham gia giao thông.
Xu hướng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng vì theo thống kê trong giai đoạn 2005-2010, tỷ lệ tăng trưởng các loại xe có động cơ lên tới 9,5% mỗi năm trong khi tỷ lệ đường giao thông chỉ tăng 0,01%./.
Nguồn: tapchigiaothong.vn